Hi anh em , hôm nay mình chia sẻ bài viết này dựa trên trải nghiệm 6 năm cầm máy chụp ảnh free và 3 năm chụp ảnh kiếm tiền của mình để giúp các bạn newbie có một cái nhìn và con đường rõ ràng hơn trong ngành nhiếp ảnh .

Nội dung bài chia sẻ bao gồm :

Nghề chụp ảnh cũng như bao nghề khác, nó luôn đòi hỏi sự quyết tâm trong công việc, đam mê chịu khó tìm tòi và học hỏi những điều mới mẻ từ những cộng đồng  nhiếp ảnh gia trong nước cũng như quốc tế . Rất hi vọng bài viết này có thể phần nào giúp người mới đã , đang , sắp và sẽ tìm hiểu và tiến bước trên con đường nhiếp ảnh hiểu thêm về nó .

Nghề chụp ảnh là gì ?

Chụp ảnh được coi là một nghề khi qua việc bạn chụp một hoặc nhiều tấm ảnh và được khách hàng trả tiền cho bạn qua những tấm ảnh đó . Photographer được coi là một nghề vô cùng phổ biến ở các nước trên thế giới và đang thịnh hành ở Việt Nam trong thời gian gần đây .

Nghề chụp ảnh ở Việt Nam được nổi lên vì cuộc sống hiện tại ngày càng sung túc, khi mà con người ta đã đủ ăn đủ mặc thì chuyện làm đẹp và lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp đó luôn là điều cần thiết .

Hiện nay nghề nhiếp ảnh dịch vụ có đủ các thể loại từ những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống : chụp ảnh hồ sơ lấy ngay để đi xin việc, chụp ảnh ăn hỏi , đám cưới , cưới rồi thì phải sinh em bé , ta lại có chụp ảnh Newborn , em bé lớn lên một chút thì có chụp ảnh Baby , Chụp ảnh Đại Gia Đình , Mừng Thọ … Đó là còn chưa kể đến các mảng khác cao cấp chuyên nghiệp hơn như : chụp hình sự kiện, chụp ảnh beauty , doanh nhân , profile công ty , chụp đồ ăn vv. … Bất cứ lính vực nào cũng cần đến nhiếp ảnh, miễn là bạn giỏi ở lĩnh vực nào trong những gì tôi đã nêu ở trên thì bạn có thể kiếm tiền trên chiến trường đó  .

Thợ chụp ảnh khác gì với nhiếp ảnh gia ?

“Anh kia làm nhiếp ảnh gia đấy !” ,”Nhiếp ảnh gia lại đây chụp cho tôi kiểu ảnh” . Đây là câu nói vui bạn thường xuyên được nghe mỗi khi hành nghề chụp ảnh .

Nghe nó vừa buồn và vừa vui khi mà mình chỉ là thợ chụp ảnh dịch vụ nhưng lại bị gắn mác nhiếp ảnh gia 😀 .

Có thể có người đồng tình hoặc phản đổi với quan điểm cá nhân này của tôi . Nhưng Thợ chụp ảnh khác với nhiếp ảnh gia ở những điều sau :

– Thợ chụp hình dịch vụ : luôn luôn phải lắng nghe và chiều lòng khách hàng mỗi khi nhận được yêu cầu từ phía khách hàng . Khách hàng là nhất , vì họ là người trả tiền cho chúng ta nên dù đúng dù hơi sai sai chúng ta vẫn nên lắng nghe và chiều lòng những vị thượng đế đó !

– Nhiếp ảnh gia : Có thể họ cũng là những thợ chụp hình kì cựu cũng được khách hàng book chụp hình . Nhưng nội dung những tấm ảnh của họ chụp ra , đều đâu đó hiện một chút cái tôi và góc nhìn của một người làm nghệ thuật chính thống lâu năm . Khách hàng đã chọn đến nhiếp ảnh gia , vì họ tin tưởng vào đôi mắt “visual” của nhiếp ảnh gia đó . Và sự thật là “Thượng đế” rất khó để có thể ra lệnh cho nhiếp ảnh gia phải làm thế này phải làm thế kia thì hình mới đẹp  .

Bời những lý do trên, anh em nên biết được tầm của mình đang ở vị trí “thợ chụp ảnh” hay “nhiếp ảnh gia ”  trong những cuộc thảo luận với khách hàng mà tuỳ cơ ứng biến nhé !

Những điều cần chú ý khi quyết định làm thợ chụp ảnh kiếm tiền

Chưa có kinh nghiệm gì, có thể đi chụp ảnh kiếm tiền không ?

Câu trả lời chắc chắn là “không” rồi . Nhưng tôi tin ở thời đại 4.0 này thì cái gì cũng có thể tự học được . Điều quan trọng là bạn cần có một khoảng thời gian dài đủ để trải nghiệm và tích luỹ kinh nghiệm với việc chụp hình bằng việc đi chụp giao lưu phó nháy và mẫu hoặc vừa học vừa làm ở vị trí học việc của một studio nào đó .

Quan trọng nhất của việc chụp ảnh dịch vụ kiếm tiền là trước đó bạn phải chụp thật nhiều , nắm vững kiến thức chấn phái là chụp ảnh hậu kì ảnh đẹp , và xử lý được những tình huống oái oăm khi gặp những vị khách khù khoằm . Những điều này hoàn toàn phải luyện tập trong một thời gian nhất định nếu không muốn nói là dài . Sau đó bạn sẽ có thể hoàn toàn thoải mái chụp ảnh kiếm tiền dễ như đi chợ .

Không có mắt thẩm mỹ, năng khiếu nghệ thuật thì có thể chụp ảnh kiếm tiền được không ?

Nếu là câu hỏi có thể làm được nhiếp ảnh gia không . Thì câu hỏi chắc chắn là không .

Nhưng nếu bạn có lòng kiên trì rèn luyện , chấp nhận lắng nghe cái sai , và chịu tìm tòi học hỏi , thì để làm một thợ chụp hình dịch vụ không quá khó .

Làm chụp hình dịch vụ phải bắt đầu từ đâu ?

Tuỳ vào thành phố bạn đang sống và thị trường mà bạn hướng tới . Nhưng đây là hầu hết các công việc mà một thợ chụp hình dịch vụ thời đại 4.0 cần phải trải qua :

  • Biết chụp hình – chưa biết thì đi học .
  • Biết sửa hình – chưa biết thì cũng có thể đi học .
  • Học cách lắng nghe và chiều lòng khách hàng .

Nắm vững những quy tắc trên , thì chắn chắn những khách hàng đã từng sử dụng qua dịch vụ của bạn sẽ giới thiệu đến những khách hàng tiềm năng khác .

Nếu như bạn chưa biết chụp hình và cũng chưa biết chụp hình ở đâu , thì tôi sẽ dành riêng một bài viết khác chi tiết hơn để nói về vấn đề này !

Cách tìm thị trường ngách để có thể sống cùng với nghề

Đây là phần quan trọng nhất bạn nên xác định nhất quán ngay từ khi bước vào ngành chụp ảnh dịch vụ . Thông thường thị trường sẽ gắn bó với bạn xuyên suốt khoảng thời giạn bạn hành nghề, vì vậy nó phải thoả mãn những điều kiện sau :

Sở thích của bạn :

Luôn tự đặt câu hỏi kiểu : bạn thích chụp phong cảnh hay con người . Vì sự thật thường phũ phàng , chụp ảnh phong cảnh ở Việt Nam khó có thể kiếm tiền . Vậy sẽ có phương án 2 cho bạn lựa chọn nữa là : chụp người hay chụp đồ vật . Chụp đồ vật bao gồm : quần áo , đồ ăn vv  . những công việc này du nhập vào việt nam còn khá mới , nhưng yêu cầu kỹ thuật khá cao , nên tôi khuyên bạn nên chọn tiếp phần chụp ảnh con người . Khi nào đã đạt đến trình độ nhất định hoặc cảm thấy nhàm chán với việc chụp ảnh con người thì chúng ta có thể quay lại phần này sau nhé .

Ở phần chụp con người : thích người lớn hay trẻ em .  . . 2 mảng này cũng khá rộng lớn , tôi khuyên bạn chỉ nên chọn 1 trong hai rồi chúng ta đi tiếp những ngách nhỏ tiếp theo .

Nếu bạn thích trẻ em thì nên google tìm hiểu “Newborn Photography” hoặc “Baby Photography” .

Giải thích “Chụp ảnh New born”  là : chụp hình, lưu lại khoảnh khắc em bé vừa với sinh ra hoặc < 14 ngày là khoảng thời gian đẹp nhất để chụp hình Newborn .

Chi tiết hơn về cách chụp hình newborn như nào thì các bạn có thể ghé thăm bài viết này để có cái nhìn khái qoát hơn về chủ đề này nhé .

“Baby Photography” nói chung là chụp hình em bé nhưng không bao gốm sơ sinh . Khi khách hàng hỏi : em có chụp hình baby không ? Thì trong đầu bạn nên hiểu rằng có thể đó là : chụp ảnh chân dung trong studio cho bé , chụp ảnh ngoại cảnh cho bé , chụp ảnh sinh nhật cho bé , chụp ảnh em bé và gia đình …. Và điểm chung của công việc này là ít nhất bạn phải yêu quý trẻ em và bạn phải có sự nhẫn nại cao mỗi khi em bé không hợp tác . Ngoài ra , trong mảng trẻ em này còn có một mảnh đất màu mỡ nữa là chụp ảnh kỷ yếu hoặc kỷ niệm cho các trường mầm non mỗi dịp lễ . Tôi từng biết có một studio ở Hà Nội có khoảng 5 người . Nhưng mỗi dịp cuối năm học , thì lại xuất hiện dần dần lần lượt ở các trường mầm non trong nội thành Hải Phòng để chụp ảnh kỷ niệm lên lớp của các em bé .

Thử làm phép tính nhẹ : một lớp có 30 học sinh , một trường khoảng có 3 lớp 5 tuổi  , 3 lớp 4 tuổi , không tính những lớp thấp hơn . Mỗi cháu đặt in một ảnh 40×60 giá 500 nghìn với mệnh giá năm 2021 . Thì mỗi trường họ sẽ thu về bao nhiêu tiền trong vòng chưa đầy một tuần nhé .

Đối với ảnh người lớn cũng có rất nhiều thị trường ngách tiềm năng để bạn khai thác và phát triển công việc nhiếp ảnh dịch vụ của mình đó .

Tính cách của bạn :

Với những người thích hoạt động một mình : Chụp ảnh hồ sơ lấy liền , chụp ảnh đám hỏi , đám cưới , chụp ảnh dịch vụ mỗi mùa hoa sen , hoa súng ngoại cảnh các loại hoa … hoặc có thể là cả gia đình dã ngoại . Nhược điểm : khi bạn chưa có danh tiếng hoặc còn là mô hình nhỏ , thì rất có thể vài tháng khi bắt đầu trải nghiệm với nghề nhiếp ảnh, bạn sẽ phải ăn mì tôm hảo hảo đó . Ưu điểm : thời gian làm việc không bị gò bó , được tự do sáng tạo theo góc nhìn nghệ thuật của mình .

Những người hoà đồng thích hoạt động theo đội nhóm : Bạn có thể tự mở studio khi đã có đủ kinh nghiệm và kinh tế . Hoặc bạn có thể đầu quân cho một studio nào đó về các mảng sau để tích luỹ thêm kinh nghiệm cho bản thân : chụp hình chân dung , chụp ảnh sản phẩm , chụp hình thời trang , chụp ảnh gia đình ….. Ưu điểm là khi bạn hoạt động trong môi trường này sẽ có nhiều cơ hội để va chạm , học hỏi từ đồng nghiệp cũng như sếp của bạn và đặc biệt là được hưởng lương đều hàng tháng . Khuyết điểm là hạn chế tự do sáng tạo theo ý của mình vì luôn phải làm chụp và chỉnh sửa ảnh theo form nhất quán mà studio hoặc khách hàng của mình đề ra .

Đây là bài viết đầu tiên trên trang Camlo5.com nếu bạn đọc có ý kiến hoặc câu hỏi gì cần giải đáp xung quanh ngành ảnh nói chung và chụp ảnh kiếm tiền nói riêng thì vui lòng đặt câu hỏi ở phần comment để tôi hoặc những bạn đọc khác có thể giải đáp thắc mắc của bạn nhé !