Ống kính Tele là là lựa chọn phổ biến nhất cho chụp ảnh chân dung là điều không có gì phải bàn cãi. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về những loại lens dùng để chụp ảnh chân dung trong từng trường hợp cụ thể, mà không phải người bán hàng nào cũng sẵn sàng tiết lộ cho bạn biết nhé.
Trước khi đi vào bài viết, nếu không xét về yếu tố chụp ảnh nghệ thuật thì chúng ta hãy ngầm hiểu mặc định những tấm ảnh được crop như thế này gọi là ảnh chân dung nhé.

Nội Dung Bài Viết
Danh sách các loại ống kính tele chụp ảnh chân dung
Dưới đây là một bảng danh sách các ống kính chụp chân dung thông dụng có tiêu cự từ 85mm, 135mm, và 70-200mm của các hàng sản xuất: Canon, Nikon, Sony, Fujifilm, Tamron, Samyang, và Sigma:
Tiêu cự | Canon | Nikon | Sony | Fujifilm | Tamron | Samyang | Sigma |
---|---|---|---|---|---|---|---|
85mm | – Canon EF 85mm f/1.2L II USM – Canon EF 85mm f/1.4L USM | Nikon AF-S NIKKOR 85mm f/1.4G | Sony FE 85mm f/1.4 GM | – Fujifilm XF 85mm f/1.4 R LM OIS WR – Viltrox 85mm f1.8 XF Mark II for Fuji | Tamron SP 85mm f/1.8 Di VC USD | Samyang 85mm f/1.4 AS IF UMC | Sigma 85mm F1.4 DG HSM ART |
135mm | – Canon EF 135mm f/2L USM – Canon RF 135mm f/1,4L USM | Nikon AF DC-NIKKOR 135mm f/2D | Sony FE 135mm f/1.8 GM | Fujifilm XF 50-140mm f/2.8 R LM OIS WR | Tamron SP 135mm f/1.8 Di VC USD | Samyang 135mm f/2 ED UMC | Sigma 135mm F1.8 DG HSM ART |
70-200mm | Canon EF 70-200mm f/2.8L II USM | Nikon AF-S NIKKOR 80-200mm f/2.8D ED | Sony FE 70-200mm f/2.8 GM OSS | Fujifilm XF 50-140mm f/2.8 R LM OIS WR | Tamron SP 70-200mm f/2.8 Di VC USD G2 | Samyang 85mm f/1.4 AS IF UMC | Sigma 70-20mm f/2,8 DG OS HSM |
Lưu ý: Mỗi dòng ống kính đều có các đời như Mark 1, Mark 2, Mark 3 , đời sau xịn hơn và nhiều option hơn đời trước, mọi người có thể tùy chọn và tham khảo theo từng tính năng để chọn ra được một ống kính chân dung phù hợp nhất cho mình ( hỗ trợ chống rung, chống ồn…).
Tại sao cứ phải lens tele mới chụp được ảnh chân dung?
Câu trả lời : Để đóng khung được phần chân dung của chủ thể (từ đỉnh đầu, xuống ngực). Các hãng sản xuất ống kính máy ảnh đã sản xuất ra những loại lens chuyên dụng để chụp phát là ra ảnh chân dung ngay, tiết kiệm thời gian căn chỉnh trước khi chụp và hậu kì khi làm ảnh chân dung.

Khi chụp chân dung, chúng ta chỉ cần đứng cách xa chủ thể khoảng 200 cn tương đương với 2m, mở cẩu f1.4 để chụp ảnh chân dung kiểu xóa phông, thì độ sâu trường ảnh lúc này sẽ khoảng 4,5cm . Và kết quả ảnh chân dung sẽ có kết quả nét căng như thế này nếu bạn lấy nét vào vùng chấm đỏ như sau.

Lúc này chắc chắn nhiều người sẽ đặt hỏi: tại sao tấm ảnh này lại chỉ nét mỗi vùng gương mặt, còn vùng bờ vai phía trước, sau, và tai, tóc thì lại mờ mờ, có phải là ống kính bị hỏng không?
Không, để trả lời được câu hỏi này thì các bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ DOF – Depth of Field (Độ sâu trường ảnh) để hiểu rõ vấn đề này. Còn để giải thích theo hướng dân gian, thì như ở bên trên tôi có nhắc đến việc : khi chụp ảnh chân dung bằng ống kính 85mm + sử dụng khẩu độ f1.4 + đứng cách xa chủ thể 2 mét, thì sẽ có độ sâu trường ảnh tổng cộng khoảng 4,5cm (~2.2cm phía trước chấm đỏ sẽ nét căng, và ~ 2.27cm phía sau chấm đỏ cũng nét căng , ngoài ra những vùng khác sẽ mở – blur hết).
Như vậy, từ công thức tính ra : vùng mũi nằm trong 2.2cm phía trước nên sẽ nét căng, và vùng khuôn mặt từ tóc mai cũng nằm trong khoảng DOF nên cũng nét căng. Những vùng bờ vai phía trước, tai , và bờ vai phía sau, và hậu cảnh, đều nằm ngoài cùng 4.5cm DOF, nên tất cả sẽ bị mờ đi . (Đơn giản đúng không :D).
Một ví dụ khác cho việc sử dụng: ống kính 135mm + khẩu độ f1.8 + đứng cách xa chủ thể 2 mét . Lúc nếu lấy nét ở mắt, thì tổng DOF sẽ là 2.19 cm (Nếu tính từ điểm lấy nét : 1.09 cm phía trước sẽ nét căng, và 1.1cm phía sau cũng sẽ nét căng, ngoài khoảng đó tất cả sẽ bị xóa phông ở một mức độ nhất định).


Tại sao phải mua 70-200mm để chụp chân dung
85mm , 135mm đều chụp chân dung được, tại sao phải mua 70-200mm về chụp chân dung làm gì cho tốn tiền?
Tùy trường hợp và mục đích sử dụng, mà nhiếp ảnh gia sẽ xuống tiền cho từng loại lens khác nhau.
Ví dụ :
Chụp ảnh chân dung người lớn, thì NAG có thể cầm máy ảnh và đứng gần người mẫu và thoải mái sáng tác nghệ thuật. (Lúc này 85mm hoặc 135mm sẽ là lens chân dung lý tưởng)
Trong trường hợp chụp ảnh chân dung trẻ em, thì không phải em bé nào cũng chịu ngồi yên hoặc thoải mái để người lạ đứng ngay trước mặt mình bấn bấn cái máy kì cục nào đó :D. Nên lúc này, việc sử dụng một ống kính tele có tiêu cự 70-200 là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những NAG hành nghề chụp ảnh chân dung em bé.
Ngoài ra,ở một ví dụ khác : nếu bạn muốn chụp ảnh chân dung của một cầu thủ bóng đá đang thi đấu trên sân, chỉ muốn lấy khung hình từ mặt anh ta trở xuống vai và ngực. Bạn không thể nào chạy vào trong chân rồi đứng cách anh ấy 2 mét để chụp được . Việc sử dụng ống kính 70-200mm để chụp chân dung lúc này cũng hoàn toàn bất khả thi nếu bạn phải ngồi ở bên ngoài sân cỏ . Vì vậy, những loại ống kính như : Canon 400mm, Canon 600mm, Canon EF 800mm f5.6L ra đời để xử lý những trường hợp như này. Với ống kính 800mm, bạn hoàn toàn có thể ngồi ở đầu cầu môn bên này , và chụp hình chân dung của một cầu thủ đang chạy ở giữa sân với kết quả như này

5 Câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu ống kính chụp ảnh chân dung
Question 1: Ống fix 50mm f1.8 có chụp hình chân dung được không?
Ans: Có chụp được ảnh chân dung, nhưng không thể nào ra được kết quả gần giống như 85mm hoặc 135mm khi chưa xử lý hậu kì.
Question 2: Ống kính nào xóa phông tốt nhất?
Ans: Khẩu độ mở được càng lớn, thì xóa phông càng đẹp và mịn (Khẩu f1.2 , f1.4 , f1.8 , f2.0).
Question 3: Kit 18-55mm f5.6 có xóa phông được không? Xóa phông như thế nào ?
Ans: Kit 18-55mm chụp ở khẩu độ f5.6 cũng xóa phông được, nhưng phải thiên thời địa lợi nhân hòa …. (Người chụp phải biết cách để cho chủ thể đứng cách xa khỏi background chừng 200m, tự khắc phông đằng sau sẽ mờ và thành xóa phông ).
Question 4: Mấy ông bán hàng bảo lens figma 35mm f1.4 Art for [Canon, Sony] chụp ảnh chân dung đẹp lắm, có phải không?
Ans: Nếu bạn cầm sigma art 35mm f1.4 đứng gần chủ thể khoảng 1m, thì bạn sẽ đóng khung được chân dung của người mẫu. Nhưng với ống kính < 50mm cụ thể trong trường hợp này là 35mm, nếu bạn đứng càng gần, thì hình ảnh thu về sẽ bị cong. Nếu đứng đủ xa để ảnh không bị cong, thì khi hậu kì sẽ phải crop đi những vùng không gian bị thừa ra – dẫn đến chất lượng ảnh bị giảm đi nếu in ra kích thước lớn.


Question 5: Mua ống kính chụp ảnh chân dung cũ ở đâu? kiểm tra ống kinh như thế nào?
Ans: Trên mạng hiện nay có rất nhiều nơi bán ống kính , lens cũ đã qua sử dụng. Có thể mua qua tay hoặc mua tại cửa hàng bán máy ảnh cũ . Lưu ý khi mua, nên kiểm tra kỹ xem tình trạng máy đã tháo ra hay chưa, test shoot – chụp thử ở các dải tiêu cự, khẩu độ. Nếu có tình trạng bị lệch, hoặc lấy nét không chính xác. thì không nên mua, ngoài ra còn có thể kiểm tra xem ống kính có bị mốc, hay rễ tre không bằng cách tháo ống ra ngồi nhòm từ bên này qua bên kia để tận mục sở thị :D.
Chất ảnh của từng loại lens chân dung
Dưới đây sẽ là một số ảnh gốc minh họa của các loại ống kính chụp chân dung được tui sưu tầm lại được trong quá trình hành nghề và giao lưu với những người có niềm đam mê chụp ảnh khác. Bạn đọc cùng xem và tham khảo để chọn ra lens nào phù hợp với phong cách chụp ảnh của mình nhé.
Ảnh gốc của Fix 50mm






Ảnh gốc của ống kính 24-70mm






Ảnh gốc chụp chân dung của lens fix 135mm




Ảnh chân dung chụp từ lens 70-200mm






Tóm cái váy lại
- Lens nào cũng chụp được chân dung. Nhưng
- Lens tối ưu nhất dành cho chụp chân dung sẽ nằm từ khoảng 50mm trở lên. Và gợi ý để chụp phát ăn liền không phải chỉnh sửa hay cắt gọt nhiều thì : fix 85mm và 135mm là hai gợi ý hàng đầu.
- Tùy vào túi tiền và mục đích sử dụng mà sắm cho mình một chiếc ống kính hợp lý,
- Đang hết tiền mà phân vân giữa f1.4 và f1.8 thì tui có lời khuyên là 1.8 vì không phải lúc nào cũng mở khẩu ngoác ra 1.4 đâu.
- Nếu chỉ muốn 1 ống kính duy nhất chụp chơi chơi tất cả mọi thể loại : thì có thể lưu ý 24-70mm.
- 70-200mm sẽ thích hợp chụp ảnh chân dung dành cho trẻ em hơn 2 ống bên trên.
- Muốn chụp chân dung cầu thủ bóng đá trên sân mà không được lại gần thì mua mấy lens có tiêu cự 400mm, 600mm và 800mm.
- Trước khi xuống tiền mua một chú lens chụp chân dung chuyên dụng nào đắt đỏ, thì hãy tham khảo thêm những người từng sử dụng trước xung quanh mình , hoặc bạn bè trên mạng để đưa ra quyết định đúng đắn.
- Tham khảo thêm bài viết chi tiết về Nhiếp Ảnh Chân Dung tại đây !
- Combo 5D Mark 3 cũ và 70-200mm tại đây !
- Chụp ảnh chân dung mà vô tình bị out net thì xem cái này !