Đã bao giờ bạn chụp ảnh ngoài trời và nhận ra bầu trời trong ảnh chỉ toàn màu trắng thay vì màu xanh như bạn mong muốn, chủ thể quá tối hay đang nheo mắt vì nắng? Đây là những vấn đề phổ biến đối với nhiếp ảnh gia khi thực hiện chụp ảnh chân dungngoài trời, tuy nhiên tôi sẽ liệt kê cho bạn những giải pháp dễ dàng sau đây để cải thiện chúng:

Điều đầu tiên là tìm hiểu về máy ảnh của bạn, dù có giá trị đến đâu cũng không bằng mắt nhìn. Mắt chúng ta có khả năng khám phá xung quanh đồng thời có thể nhìn thấy những chi tiết trong vùng sáng cũng như vùng tối. Đó gọi là “dải động” (Dynamic range) và mắt chúng ta có khả năng nhìn thấy nhiều hơn bất cứ máy ảnh nào.

Và để bù đắp điều đó, máy ảnh của bạn sẽ thực hiện một nhiệm vụ đó là “đo sáng”. Đây là cách mà chiếc máy ảnh của bạn sẽ đưa ra lời khuyên để bạn quyết định tốc độ chụp và khẩu độ như thế nào là chuẩn xác, nó sẽ chọn một phần nổi bật của hình ảnh và phơi sáng nó một cách chính xác (không quá tối và không quá sáng), đồng thời điều chỉnh phần còn lại của hình ảnh cho phù hợp. Thi thoảng điều này không hoạt động trên một số máy ảnh. Vì vậy, ta phải nắm bắt được những hạn chế của máy ảnh và cách nó hoạt động, đó là bước đầu tiên để có được những bức ảnh đẹp hơn.

Làm thế nào để máy ảnh của bạn cân bằng độ sáng một cách hoàn hảo trong mọi bức ảnh? Mọi người thường yêu cầu quá cao đối với máy ảnh của mình mà không nhận ra rằng máy ảnh chỉ có thể đưa ra những bức ảnh đẹp nhất khi bạn sắp xếp bố cục hợp lý nhất. Ví dụ bạn trải một chiếc chăn trắng và đặt con mình lên để thực hiện concept ảnh dễ thương ngoài trời, máy ảnh có thể nhìn thấy ánh mặt trời chói chang cùng độ sáng của chiếc khăn tắm, bạn nghĩ đó là một cảnh hoàn hảo cho đến khi nhìn lại ảnh đã chụp, bạn nhận ra rằng mặt của em bé bị chiếc chăn làm cho tối đi.

Giải pháp cho vấn đề này là cân bằng độ sáng cho mọi thứ trong bức ảnh, đảm bảo chúng có cùng mức độ sáng. Điều này nói thì dễ, làm mới khó, đặc biệt khi ra nắng. Vì vậy dưới đây là một số mẹo để bạn cân bằng độ sáng mọi thứ.

Chụp ảnh trong bóng râm hoặc vào một ngày nhiều mây. Đây là một trong những cách tốt nhất để cải thiện ảnh ngoài trời của bạn. Khi ánh sáng mặt trời bị khuếch tán bởi mây hoặc cây cối hay tòa nhà thì vẫn có nhiều ánh sáng xung quanh từ bầu trời chiếu sáng khuôn mặt của mọi người nhưng không làm cho bất kỳ khu vực cụ thể nào trở nên quá sáng để máy ảnh có thể xử lý (Thêm vào đó, sử dụng phương pháp này cũng sẽ giúp đối tượng trong ảnh của bạn không bị nheo mắt lại)

Hãy thử sử dụng đèn flash của bạn. Nhiều NAG chỉ sử dụng đèn flash vào ban đêm hoặc trong nhà, nhưng nó cũng có thể là một công cụ hữu dụng ở ngoài trời vào ban ngày. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn cách đủ gần đối tượng để đèn flash có thể chiếu tới họ. Vì hầu hết flash của máy ảnh chỉ có thể chiếu xa tới vài thước.

Một số mẹo khác để cải thiện ảnh chân dung ngoài trời

Hướng đối tượng của bạn ra khỏi hướng mặt trời

Điều này có nghĩa là mặt trời sẽ chiếu về hướng bạn. Đừng lo, vì nếu mặt trời ở phía sau đối tượng, họ sẽ không phải nheo mắt vì nắng cũng như ánh mặt trời không quá chói trên mặt họ. 

Hãy hạ thấp máy ảnh của bạn thay vì chụp từ trên cao nhìn xuống

Khi chụp ảnh trẻ em (hoặc thú cưng), Đây là một mẹo hay cho dù bạn chụp ảnh ngoài trời hay trong nhà. 

Đừng chụp ảnh ngoài trời vào giữa buổi khi mặt trời đã tắt

Tôi biết có thể bạn nghĩ nó không cần thiết, đặc biệt là khi bạn muốn lưu lại từng khoảnh khắc của con gái mình trong bữa tiệc bể bơi từ 1 giờ chiều thứ 7 trong tháng 6. Nhưng có nhiều cách để làm như điều tôi nói trên. Ví dụ, hãy tận dụng thời gian ăn nhẹ để nghỉ ngơi (thời gian có bóng râm từ lúc 1h chiều), tập trung chụp ảnh vào cuối bữa tiệc tầm 4-5 giờ chiều, khi mặt trời dần lặn là lúc bạn có thể chụp những tấm hình ưng ý nhất. Hãy căn chỉnh góc sao cho mặt trời dời về phía sau họ hoặc đợi cho đến khi cái bóng của cây sồi khổng lồ che khuất một phần của hồ bơi để có một phần khuếch tán từ mặt trời.

Mặc dù những mẹo này sẽ cải thiện đáng kể ảnh chân dung ngoài trời của bạn, nhưng bạn có thể có được những bức ảnh đẹp hơn nữa nếu bạn thực sự hiểu rõ về máy ảnh của mình. Đọc hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Làm quen với những cài đặt khác ngoài cài đặt “Tự động” (tôi không nói về các cài đặt sẵn như “Thể thao” và “Chân dung”). Hãy thử bắt đầu bằng “P”. Bạn sẽ có quyền kiểm soát tốt hơn nhiều với máy ảnh của mình và qua quá trình thử nghiệm và bị lỗi, bạn sẽ phát hiện và nắm bắt được những ưu, nhược điểm của máy ảnh, chức năng, chế độ và cài đặt của chúng để xem xét rằng máy ảnh của bạn có thể chụp đẹp đến mức độ nào. Hơn hết, hãy không ngừng cố gắng và học hỏi! Không có gì tốt hơn kinh nghiệm, cải thiện chúng hàng ngày này sẽ giúp bạn cho ra sản phẩm tuyệt vời nhất.